Sàn mái bê tông là vị trí dễ bị thấm nước nếu trong quá trình thi công không đúng kỹ thuật. Đây cũng là khu vực chịu tác động trực tiếp của mưa nắng và rất nhanh xuống cấp. Trong bài viết này, Chống thấm SOTEC sẽ chia sẻ cho bạn cách chống thấm mái bê tông hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

1. Nguyên nhân khiến mái bê tông bị thấm dột

Mái bê tông là nơi chịu nhiều tác động của thời tiết mưa nắng quanh năm. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng nứt sàn mái bê tông cốt thép và hình thành các vết nứt chạy dài khắp sân thượng.

Hậu quả là sau mỗi trận mưa, nước sẽ thấm vào góc tường, đọng nước và nhỏ giọt xuống trần nhà.

Nếu không có biện pháp chống thấm mái nhà bê tông một cách triệt để thì hàng loạt những vấn đề thấm dột và nguy cơ mất an toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

2. Biện pháp thi công chống thấm mái bê tông bị nứt

Tùy vào sự cố và mức độ thấm dột của sàn mái mà có biện pháp thi công chống thấm sao cho phù hợp.

Để thực hiện chống thấm mái nhà bê tông đúng kỹ thuật và mang lại hiệu quả tốt nhất thì bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây.

2.1. Bước 1: Chống thấm và xử lý vết nứt

– Tiến hành trám trét các vết nứt bằng vữa chống thấm

– Sau khi làm sạch các khe co giãn, ta tiến hành bơm keo chống thấm để xử lý các khe nứt

Xử lý xong các vết nứt, bạn có thể kiểm tra lại lần nữa nhằm đảm bảo các vị trí được xử lý một cách triệt để.

2.2. Bước 2: Chống thấm cho mái bê tông một cách tổng thể

– Thực hiện làm sạch, loại bỏ hết bụi bẩn và dầu mỡ trên sàn mái trước khi thi công.

– Thi công lớp lót

– Cho định mức vật liệu chống thấm mái bê tông theo đúng tỉ lệ. Tùy vào vật liệu thi công mà có hướng dẫn định mức trên vỏ thùng.

– Sử dụng máy phun sơn hoặc rulo lăn đều sơn chống thấm mái bê tông hoặc chất chống thấm lên mái bê tông.

– Lớp lót mỏng và lăn thật đều để đảm bảo phủ kín bề mặt bê tông.

Lớp chống thấm mái bê tông thứ nhất: sơn chống thấm với định mức 0,9kg/m2

Sau khi hoàn thành lớp lót, cần pha trộn sơn chống thấm mái bê tông với 5 % nước sạch. Sau đó, dùng máy khuấy cho đều và phun lên bề mặt cần chống thấm.

Khi phun xong lớp 1, sử dụng kết hợp với lưới thủy tinh hoặc vải gia cường ở các vị trí góc cạnh, hộp kỹ thuật.

Lớp 2: Thi công sơn chống thấm mái nhà bê tông với định mức 0,9kg/m2

Sau khi lớp chống thấm đầu tiên đã khô, có thể lăn hoặc phun lớp chống thấm thứ 2 với định mức tương tự.

Lớp 3: Thi công sơn chống thấm mái bê tông với định mức 0,5kg/m2

Sau khi lớp thứ 2 khô, bạn có thể phun lớp chống thấm thứ 3 để đảm bảo khả năng chống thấm tối ưu.

Bước 3: Cán vữa xi măng và san lấp mặt bằng

Để các lớp màng chống thấm được bền bỉ với thời gian, bạn có thể cán thêm một lớp vữa để nước được thu về hộp ống kỹ thuật. Chú ý tránh để nước đọng lại sau mỗi cơn mưa.

3. Vật liệu chống thấm mái bê tông

3.1. Keo chống thấm mái bê tông

Đối với các mặt bê tông sàn mái bị nứt, bạn cần sử dụng keo chuyên dụng hoặc loại keo được làm từ PU hoặc bitum. Dùng keo chống thấm bơm trực tiếp để trám vào các vết nứt.

Sau khi xử lý xong, bạn có thể sử dụng đến các loại vật liệu chống thấm mái bê tông toàn diện.

Keo chống thấm mái bê tông có khả năng đàn hồi cao. Nhờ vậy, chúng có thể dùng để trám bít vết nứt trong thời gian dài.

Dưới tác động của thời tiết khắc nghiệt thì chúng có thể giãn nở và thay đổi sao cho phù hợp.

Như vậy, sàn mái bê tông mới không lo bị rạn nứt và thấm dột vào ngày nắng nóng hay mưa nhiều.

3.2. Cách chống thấm mái nhà bê tông bằng nhựa đường

Nhựa đường là vật liệu được đun nóng chảy với khả năng kết dính và thẩm thấu cực tốt.

Nhựa đường có khả năng tạo ra lớp màng dày dặn và ngăn nước sao cho triệt để.

Thời điểm lý tưởng nhất để bạn quét nhựa đường là sau khi dùng keo bít hết các vết nứt. Như vậy, chúng ta đã tạo ra một lớp chống thấm mái bê tông thật dày dặn.

Do đó, mọi vấn đề liên quan đến nước mưa không làm khó được sàn của sân thượng. Trong số các cách chống thấm mái bê tông thì đây là gợi ý đáng cân nhắc.

Nhựa đường có khả năng ngăn nước tối ưu, kết cấu lớp màng dày dặn cùng khả năng đàn hồi tối ưu.

Với cách chống thấm mái bê tông này, bạn có thể an tâm vì tuổi thọ chống thấm của nhựa đường lên đến hàng chục năm.

Phương án xử lý chống thấm mái bê tông thường dùng cho các công trình bị thấm dột nghiêm trọng.

4. Chống thấm sàn bê tông bằng Keo Chống Thấm SOTEC – PU

Chống thấm sàn SOTEC – PU do Công ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ STHOUSE VN nghiên cứu và sản xuất. Đây là hợp chất polymer dạng polyurethane 1 thành phần với nhiều tính năng ưu việt:

4.1. Ưu điểm của chống thấm sàn bê tông SOTEC – PU

Đây là sơn chống thấm sàn bê tông có khả năng ngăn chặn sự thấm nước và hạn chế khả năng thấm nứt gây xuống cấp cho công trình.

Chất chống thấm sàn bê tông SOTEC – PU không chỉ có khả năng chống thấm tốt mà còn giúp kiềm hóa, chống rêu mốc hiệu quả.

Độ bám dính của sản phẩm này trên bề mặt bê tông vô cùng chắc chắn. Cùng với đó, màng sơn khô dày dặn đem đến sự yên tâm cho người sử dụng.

Hơn nữa, SOTEC – PU còn tuyệt đối an toàn với sức khỏe con người vì không chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân…

4.2. Hướng dẫn xử lý chống thấm sàn bê tông bằng SOTEC – PU

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bụi cát và vữa thừa trên bề mặt cần thi công

Bước 2: Dùng trực tiếp sản phẩm mà không cần pha trộn với xi măng hay bất kỳ chất chống thấm sàn bê tông nào khác.

Ưu điểm của sản phẩm này là thời gian khô nhanh và có thể đi lại thoải mái trên bề mặt.

Bước 3: Thi công SOTEC – PU bằng rulo hoặc chổi quét. Có thể kết hợp với vải gia cường hoặc lưới thủy tinh ở các vị trí góc cạnh của tường hoặc ở các đường nứt kéo dài.

Điều này sẽ tăng cường khả năng bám dính và độ đàn hồi của màng sơn chống thấm sàn bê tông.

Có thể pha thêm từ 3 – 5 % nước tùy vào mục đích sử dụng hoặc điều kiện thời tiết.

Sau khi sử dụng sơn chống thấm sàn bê tông SOTEC – PU, bạn có thể hoàn toàn yên tâm vào khả năng chịu mài mòn và ảnh hưởng của thời tiết.

SOTEC – PU là vật liệu chống thấm sàn bê tông mang lại nhiều lợi ích cho ngôi nhà của bạn.

Không chỉ cải thiện chất lượng bề mặt tường, sàn nhà mà SOTEC – PU còn giúp tăng tuổi thọ cho công trình.

Hơn nữa, SOTEC – PU còn có khả năng chống rêu mốc và kiềm hóa tốt, bảo vệ công trình khỏi tác động của bụi bẩn và thời tiết khắc nghiệt.

Vậy nên, áp dụng cách chống thấm sàn bê tông bằng SOTEC – PU là điều cần thiết cho mỗi gia đình.

Nếu bạn cần tư vấn hoặc tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm, vui lòng tham khảo tại đây:

5. Keo thấm sàn bê tông sân thượng SOTEC – NANO

SOTEC – NANO là vật liệu chống thấm sàn bê tông đa năng, thường kết hợp với xi măng và cát tạo thành hỗn hợp vữa chống thấm.

5.1. Ưu điểm của chất chống thấm sàn bê tông SOTEC – NANO

Ưu điểm của nó là có khả năng chịu được áp lực nước, có độ dẻo cao và tính đàn hồi tốt.

Khả năng bám dính và tạo được lớp màng bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa cao của sản phẩm cũng được nhiều khách hàng đánh giá cao.

Khi phối hợp với lưới thủy tinh hoặc vải gia cường, SOTEC – NANO có thể dùng để trám trét các vị trí xung yếu như khe giáp ranh, cổ ống xuyên sàn. Thi công sản phẩm tương đối nhanh chóng, mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.

5.2. Quy trình thi công vữa chống thấm sàn bê tông sân thượng SOTEC – NANO

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt chống thấm

Những nơi kết cấu bê tông yếu cần được loại bỏ bằng các dụng cụ chuyên dụng và sửa chữa để tạo bề mặt bằng phẳng.

Bê tông phải được làm sạch và chống bám bụi.

Bước 2: Tạo độ dốc cho mái và rãnh thoát nước sân thượng

Mái và rãnh thoát nước cần có độ dốc tối thiểu là 1: 100

Bước 3: Trộn hỗn hợp chống thấm SOTEC – Nano theo tỉ lệ trên thùng sơn.

Sau đó tạo độ ẩm thích hợp cho bề mặt bê tông mà không để đọng nước. Dùng chổi hoặc lu lăn kỹ theo chiều ngang dọc đảm bảo chất chống thấm phủ kín bề mặt sàn.

Thời gian thi công lớp chống thấm sau cách lớp chống thấm trước từ 2 – 4 giờ. Cần quét ít nhất 2 lớp chống thấm sàn bê tông SOTEC – Nano để đảm bảo khả năng chống thấm.

Bước 4: Sau khi chống thấm sàn bê tông sân thượng bằng SOTEC – NANO cần có lớp phủ bảo vệ.

Ngoài ra, còn có thể sử dụng SOTEC – Nano trong vữa xây trát tỉ lệ 5% để tăng cường khả năng chống thấm cho tường nhà.

Với cách chống thấm sàn bê tông bị nứt như trên, SOTEC đảm bảo 100% công trình của bạn sẽ không còn bị thấm dột. Đặc biệt tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều so với các phương án chống thấm sàn mái thông thường.

Lời kết:

Trên đây, Chống thấm SOTEC – NANO vừa giới thiệu cho bạn những loại vật liệu chống thấm sàn bê tông hiệu quả nhất.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các loại miếng dán chống thấm sàn bê tông hay chất chống thấm sàn bê tông khác nhưng phải phù hợp với tình trạng thấm dột của gia đình mình.

Nếu cần tư vấn kỹ càng về cách chống thấm sàn bê tông sao cho hiệu quả, hãy gọi ngay đến số 0799881155